Tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín

Bạn cần tham khảo các tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín để thực hiện đánh giá. Tuy nhiên, bạn chưa biết những tiêu chí đó là gì. Vậy, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để được hỗ trợ.

5 tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín

Một số tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín

Quyết định của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuê ngoài dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.

Trong đó, 5 tiêu chí có tầm quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ (86,1%), giá cả và sự linh hoạt (80,6%) thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu đặc biệt và thay đổi của khách hàng, thời gian (63,9%) và chính sách hỗ trợ khách hàng (47,2%). Kết quả này cũng là gợi ý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp logistics cần hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng xử lý linh hoạt mọi vấn đề trong quá trình cung cấp dịch vụ.

VCN Express là đơn vị được đánh giá cao trong lĩnh vực vận chuyển

Một tiêu chí tuy không được chủ hàng đề cập rõ ràng là tỷ lệ hoa hồng khi lựa chọn công ty dịch vụ logistics, tuy nhiên thực tế trong quá trình phỏng vấn cả doanh nghiệp chủ hàng và công ty dịch vụ logistics đều cho thấy có vấn đề yêu cầu hoa hồng từ phía công ty chủ hàng khi quyết định lựa chọn nhà thầu dịch vụ logistics (tuy không phải là phổ biến nhưng vẫn có tình trạng này xảy ra), điều này có thể là một lý do làm tăng giá dịch vụ logistics, qua đó tăng tổng chi phí logistics.

Theo kết quả phỏng vấn, rất nhiều công ty tổ chức lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo hình thức đấu thầu, hợp đồng thường kéo dài 01 năm, sau một năm sẽ có đánh giá lại. Một số doanh nghiệp sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicator) để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tình hình KPI được áp dụng thực tế, cho thấy đa phần các chỉ số chỉ nhằm mục đích kiểm tra và bắt lỗi nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) chứ chưa thực sự thúc đẩy tinh thần và có tính hợp tác chặt chẽ win-win với các LSP.